Một số quy tắc an toàn khi lái xe nâng điện và xe nâng dầu bạn cần biết

Quy tắc an toàn lái xe nâng điện
Quy tắc an toàn lái xe nâng điện

Để đảm bảo an toàn khi lái xe nâng điện, xe nâng dầu hay các thiết bị nâng hạ khác, bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc và người điều khiển xe nâng các kiến thức và thông tin hữu ích.

Đảm bảo kiểm tra xe nâng hằng ngày

Trước khi sử dụng xe nâng, người điều khiển có trách nhiệm kiểm tra tình trạng của xe và chắc chắn rằng nó đủ an toàn để hoạt động. Kiểm tra các vấn đề hỏng hóc và bảo dưỡng, thực hiện các sửa chữa trước khi vận hành xe. Khi xe có các tiếng động bất thường hoặc vấn đề, phải báo cáo ngay cho cấp trên hoặc người phụ trách.

Không tự sửa chữa trừ khi bạn đã được đào tạo về sửa chữa xe nâng theo các quyết định và theo sự chỉ định của người lãnh đạo. Sử dụng các phụ tùng chính hãng của xe nâng HYUNDAI, CROWN hoặc các phụ tùng được HYUNDAI, CROWN hay nhà sản xuất xe nâng phê duyệt để sửa chữa. (Tham khảo trong sách hướng dẫn sử dụng).

Không vận hành xe nếu nó đang cần sửa chữa. Nếu xe ở trong điều kiện không an toàn, rút chìa khóa, báo cáo tình trạng xe cho bộ phận chức năng. Nếu xe không an toàn trong khi vận hành, ngừng vận hành xe, báo cáo vấn đề ngay lập tức và sửa chữa.

Xe nâng phải được kiểm tra 8 giờ một lần, hoặc vào đầu mỗi ca làm việc. Nhìn chung, việc kiểm tra xe hàng ngày nên bao gồm cả kiểm tra trực quan và kiểm tra chức năng sẽ được mô tả ở các trang sau.

Dầu thủy lực rò rỉ có thể nóng hoặc áp suất cao. Khi kiểm tra xe nâng, phải đeo kính an toàn và không kiểm tra rò rỉ bằng tay không.

Đầu tiên, thực hiện kiểm tra trực quan tổng thể toàn bộ xe và các bộ phận chính của xe:

  1. Đi xung quanh xe nâng và chú ý các hư hỏng có thể đã xảy ra trong ca làm việc trước.
  2. Kiểm tra tất cả chức năng, độ an toàn, biển cảnh báo hoặc đề-can đã được gắn và dễ đọc.
  3. Kiểm tra ắc quy đã được cài đặt và bảo đảm ở đúng vị trí. Kiểm tra giắc nối ắc-quy trong tình trạng an toàn.
  4. Khóa kín bất cứ chỗ rò rỉ nào xung quanh hệ thống lái.
  5. Kiểm tra rò rỉ dầu thủy lực và các phụ kiện đi kèm. Chú ý: Không sử dụng tay không để kiểm tra. Dầu có thể nóng hoặc áp suất cao.
  6. Hãy chắc chắn rằng phần mái che đầu và tất cả các thiết bị an toàn khác được đặt đúng vị trí, gắn chặt và không bị hư hại. Kiểm tra các bộ phận bị hư hỏng hoặc bị mất, vết nứt ăn mòn, phá vỡ vv.
  7. Kiểm tra tất cả các bộ phận quan trọng dùng để xử lý hoặc mang tải…
  8. Quan sát bên ngoài xích đứng và xích nâng. Kiểm tra sự mài mòn và các bộ phận bị hư hỏng hoặc bị mất, rò rỉ, trùng hoặc hỏng xích, rỉ sét, ăn mòn các bộ phận bị cong, nứt, …vv…
  9. Cẩn thận kiểm tra các càng nâng để phát hiện các vết nứt, vỡ, bẻ cong, xoắn và mòn. Hãy chắc chắn rằng các càng nâng được cài đặt đúng và được khóa ở vị trí thích hợp.
  10. Kiểm tra độ mài mòn của các bánh xe và lốp.
  11. Kiểm tra mức dầu thủy lực trong thùng chứa.
Danh sách kiểm tra an toàn xe nâng hằng ngày
Danh sách kiểm tra an toàn xe nâng hằng ngày

Kiểm tra chuyên sâu chức năng

Kiểm tra chuyên sâu chức năng của xe như sau:

1) Kiểm tra các thiết bị cảnh báo, còi, đèn và thiết bị an toàn khác.

2) Với các xe đang chạy, hãy kiểm tra màn hình hiển thị, đồng hồ chỉ giờ và biểu đồ lượng ắc-quy (tùy thuộc vào loại xe). Màn hình hiển thị phải hiển thị được lượng điện còn lại trong ắc quy hoặc mã lỗi. Nếu mã lỗi đưa ra không đúng hãy gọi kỹ thuật viên dịch vụ.

3) Đảm bảo tất cả các thiết bị điều khiển hoạt động tự do và trở về vị trí số 0 một cách hợp lý. Cần kiểm tra: 

  • Các hệ thống phanh.
  • Điều khiển thủy lực: nâng, nghiêng.
  • Điều khiển ga.
  • Điều khiển hướng.
  • Hệ thống tay lái.
  • Hệ thống nâng và bất cứ thành phần nào bổ xung.

Đỗ xe nâng an toàn

Dưới đây là hướng dẫn cách đỗ xe nâng an toàn cho người vận hành:

  1. Dừng xe hoàn toàn. (Nhả bàn đạp phanh hoàn toàn)
  2. Đẩy cần điều khiển hướng chuyển động về vị trí số 0.
  3. Hạ hệ thống nâng về vị trí thấp nhất.
  4. Tắt công-tắc điện.
  5. Nếu bạn dừng xe:
    • Rút chìa khóa.
    • Chèn các bánh xe nếu xe dừng trên mặt phẳng nghiêng hoặc có khả năng di chuyển.
  6. Kết thúc quá trình kiểm tra

Lập một danh mục “Kiểm tra xe nâng hàng ngày” (Tham khảo ở trên) bao gồm các vấn đề về hoạt động và vấn đề của xe mà bạn tìm ra. Hoàn thành danh sách kiểm tra và chuyển cho người chịu trách nhiệm bảo trì xe nâng. Phải đảm bảo bất kỳ tiếng động bất thường hoặc các vấn đề của xe được kiểm tra ngay lập tức.

Một số chú ý bắt buộc và nghiêm cấm để đảm bảo an toàn khi lái xe nâng

Quy tắc lái xe nâng an toàn
Quy tắc lái xe nâng an toàn
  • Luôn quan sát người đi bộ.
  • Sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong từng môi trường làm việc.
  • Nghiêm cấm sử dụng rượu hoặc chất có cồn khi làm việc.
  • Không đặt xe chặn các thiết bị cứu hỏa.
  • Không hút thuốc tại khu vực có biển: CẤM HÚT THUỐC và khu vực tiếp nhiên liệu, trạm xăng dầu, hoặc khu vực sạc xe nâng điện.
  • Không vận hành xe nâng ngoài trời khi trời mưa.
  • Sự thoát khí ga rất nguy hiểm. Do đó, không nên vận hành xe nâng trong nhà kín. Trang bị đầy đủ hệ thống thông gió cần thiết khi làm việc trong những không gian kín.
  • Không được đậu xe ở ngoài trời mưa để bảo vệ các hệ thống điện. (Đối với xe nâng điện)
  • Đối với xe nâng điện, không làm bắn nước vào các hệ thống điện trong quá trình rửa xe. Trang bị khu vực sạc xe nâng phải thông thoáng, không chứa các vật liệu dễ cháy nổ.

Một số chú ý trong khu vực làm việc và vận hành xe nâng

KHÔNG LEO, TRÈO

  • Chỉ duy nhất người lái xe được ngồi trên xe.
  • Không được vận chuyển người trên càng của xe.

CHÚ Ý NGƯỜI ĐI BỘ

  • Quan sát khu vực lái xe, chú ý hướng đang di chuyển, người đi bộ có thể đi vào đường dành cho xe đi. Nhấn còi ở những chỗ giao nhau hoặc những chỗ bị che khuất tầm nhìn.
  • Quan sát trong khu vực làm việc có người hay không dù xe nâng có hệ thống đèn cảnh báo. Có thể họ không chú ý.   
  • Quan sát người đứng phía sau cả khi đã dừng xe.

BẢO VỆ NGƯỜI VẬN HÀNH XE

  • Luôn luôn ngồi dưới mái che bảo vệ.
  • Giữ cơ thể luôn ở trong phần giới hạn của xe.
  • Đặc biệt cẩn thận khi di chuyển lùi và di chuyển trong khu vực chật hẹp.

AN TOÀN VỚI CÀNG NÂNG

  • Không cho phép bất cứ ai đi lại dưới càng nâng.  
  • Có thiết bị đặc biệt để nâng  hạ người với những công việc ở trên cao nên:
  • KHÔNG SỬ DỤNG XE NÂNG ĐỂ NÂNG NGƯỜI

CÁC ĐIỂM KẸP TAY CHÂN

  • Để tay, chân và bàn chân ra xa hệ thống càng nâng.
  • Tuyệt đối không sử dụng hệ thống trục nâng làm thang nâng người.
  • Không bao giờ tự sửa chữa trục nâng, khung sườn và các thiết bị gắn thêm vào hệ thống thủy lực.
  • Chỉ sửa chữa xe khi có thợ cơ khí.

DI CHUYỂN

  • Khi di chuyển có hàng thì kiện hàng phải được hạ gần mặt đất và trục nghiêng về phía sau để đỡ kiện hàng.
  • Không bao giờ nâng hạ hàng khi xe đang di chuyển.
  • Khi phải di chuyển với kiện hàng cồng kềnh che mất tầm nhìn thì hãy vận hành xe ngược về phía sau (đi lùi) để có thể quan sát được. Phải chắc chắn từ vị trí ghế ngồi có tầm nhìn lớn nhất.
  • Những kiện hàng không chắc chắn rất nguy hiểm cho người lái xe và đồng nghiệp. Luôn luôn phải chắc chắn rằng kiện hàng được sắp xếp cẩn thận và phải nằm ngang trên cả hai càng. Không được nâng kiện hàng chỉ với một bên càng.

ĐỊA HÌNH DỐC, NGHIÊNG

  • Không bao giờ quay xe ở trên dốc, bất kể có tải  hay không tải.
  • Xe không tải, càng hướng xuống dưới dốc.
  • Xe có tải, càng hướng lên trên dốc.

NHỮNG NGUY HIỂM KHI VẬN HÀNH XE

HÀNG LỎNG LẺO  

  • Các kiện hàng lỏng lẻo, không cân xứng rất nguy hiểm. Cần phải quan sát đề phòng những  nguy cơ này.
  • Không bao giờ được nâng hạ những kiện hàng lỏng lẻo, cồng kềnh.
  • Nâng ở tâm đối với các kiện hàng dài.
  • Xếp chồng và buộc chặt đối với các mặt hàng lỏng lẻo.

CÁC KIỆN HÀNG DÀI VÀ RỘNG

  • Đối với những kiện hàng dài, rộng, chiếm nhiều diện tích, phải hạ thấp càng và quan sát cẩn thận.
  • Những nguyên vật liệu dài quá thì cần phải được vận chuyển trong những kiện hàng cân bằng, phải rất cẩn thận trong khi vận chuyển và chú ý sự dao động của kiện hàng khi quay xe.
  • Khi kiện hàng dài sẽ làm giảm tải trọng của xe nâng. Cần phải hiểu biết về tỷ lệ nâng tải của xe. 

QUAY XE

  • Khi rẽ, phải chắc chắn phía sau xe nâng không bị va chạm với hành lang. Chú ý quan sát người đi lại bên cạnh xe.

CHÚ Ý KHU VỰC TRẦN CAO

  • Cần nắm được chiều cao của xe nâng cả trường hợp có tải và không tải. Kiểm tra khoảng cách an toàn của xe. Giữ cho kiện hàng ở dưới thấp và nghiêng về phía sau.
  • Hãy quan sát khoảng cách an toàn phía trên đầu ở hình bên: khi xe di chuyển vào trong có thể sẽ bị lật hoặc đổ kiện hàng.

QUAY XE NHANH VỚI KIỆN HÀNG CAO

  • Giảm tốc độ trước khi quay (rẽ) để tránh xe có thể bị lật.
  • Quay xe quá nhanh với kiện hàng đang được nâng cao có thể khiến xe bị lật, thậm chí cả khi tốc độ thấp. Chỉ di chuyển xe có kiện hàng đang nâng khi cần chuyển và hạ kiện hàng.

XE NÂNG BỊ RƠI

Để tránh những mối nguy hiểm, người lái xe nâng cần phải:

  1. Nói với người lái xe tải chắc chắn không di chuyển moóc cho đến khi đã xong việc.
  2. Sử dụng phanh moóc.
  3. Sử dụng bánh chèn.
  4. Sử dụng hệ thống khóa moóc nếu sẵn có.

Sự va chạm trong hay ngoài xe tải cũng có thể là nguyên nhân khiến moóc xe tuột hoặc di chuyển.

GÓC KHUẤT

  • Khi rẽ vào góc phải hoặc di chuyển với kiện hàng cần dọn các vật cản, tránh góc quay khuất và di chuyển chậm.

DÂY XÍCH BỊ TRÙNG

  • Dây xích bị trùng có nghĩa là hàng hóa hoặc đường ray bị treo. Nâng càng lên trước khi dời ra nếu không sẽ làm xích bị vỡ. 

CÁC PALLET VÀ GIÁ ĐỂ HÀNG

  • Không được di chuyển hoặc để hàng hóa trên pallet hoặc giá hàng bị hỏng. Hàng hóa có thể rơi ra ngoài gây ra thương tích hoặc tử vong. 
  • Phải chắc chắn giá đựng hàng đang dùng trong điều kiện tốt, không bị hỏng hóc hoặc thiếu chốt khóa.
  • Khi di chuyển xe với trục nâng được nâng lên, phải quan sát hệ thống đường dây điện phía trên xe nâng.
  • Vận hành xe gần đường dây điện rất nguy hiểm.

Vận hành xe trong khu vực an toàn cho phép như sau:

Nếu xe nâng chạm vào đường dây điện, người lái xe cần ngồi tại vị trí lái xe và chắc chắn cơ thể ở trên mặt đất đồng thời không chạm vào xe nâng cho tới khi ngắt dòng điện. Nhảy ra khỏi xe mà không được chạm vào xe.

Ngoài ra, không vận hành xe khi cần sửa chữa hoặc hoạt động không an toàn. Rút chìa khóa điện và đặt biển KHÔNG HOẠT ĐỘNG trên xe nếu xe nâng đang nghỉ hoạt động.

Nếu công việc kiểm tra hàng ngày diễn ra bình thường hoặc đạt yêu cầu, xe có thể sẵn sàng hoạt động. Nếu không cảm thấy an toàn, hãy tiến hành kiểm tra và liên hệ sửa chữa ngay.

An toàn xe nâng
Liên hệ sửa chữa xe nâng uy tín, giá tốt

Trên đây là một số lưu ý chung cho bạn đọc về hướng dẫn vận hành và lái xe nâng an toàn trong khu vực làm việc. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi vận hành hay lái xe nâng điện, xe nâng dầu trong nhà kho. Hãy tham gia các khóa đào tạo vận hãnh xe nâng, các buổi hướng dẫn sử dụng và bảo hành xe nâng để trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết.

An toàn xe nâng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp và vận hành xe nâng. Chủ động tìm hiểu và nâng cao kiến thức đảm bảo an toàn xe nâng trong doanh nghiệp của bạn chính là đảm bảo an toàn cho chính bạn, mọi người xung quanh và tài sản chung của doanh nghiệp.

Bạn cần một giải pháp xe nâng được trang bị các hệ thống an toàn? Bạn cần một dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp, chuyên sâu? Liên hệ chúng tôi ngay để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *